Đeo kính áp tròng đúng cách

 

 

 

 

 Hiện rất nhiều người phải đeo kính áp tròng, có khi từ rất nhỏ do thị lực mắt bị kém, không muốn đeo kính gọng hay vì tính chất thẩm mỹ, làm đẹp. Tuy nhiên nhiều người chưa biết cách đeo kính áp tròng thế nào để bảo vệ đôi mắt của mình. Hãy luôn nhớ những điều sau đây để bảo vệ đôi mắt của bạn

 

1. Không nên đeo kính áp tròng khi tham gia bơi lội vì điều này dễ khiến mắt bạn bị viêm nhiễm. 

2. Tháo kính áp tròng khi đi ngủ để tạo điều kiện cho nước mắt lưu chuyển theo dòng chảy và không gây cản trở quá trình oxy hóa tránh tình trạng viêm giác mạc và và làm kính áp tròng trở nên mờ đi, khó nhìn. Kể cả khi bạn chỉ chớp mắt trong chốc lát vào buổi trưa tại công sở hoặc khi đã chuẩn bị đi ngủ buổi tối. Điều này là quan trọng để phòng ngừa tốt nhất cho mắt và kính áp tròng của bạn

 

 

 

 

 

3. Không nên đeo kính áp tròng trong thời gian dài. Nếu bạn buộc phải đeo kính áp tròng thường xuyên do cận thị nên phải đeo kính mới nhìn thấy được thì cũng chỉ nên đeo kính áp tròng tối đa 12 tiếng. Thông thường chỉ nên đeo dưới 8 tiếng đồng hồ. 
Tùy độ cận nặng nhẹ của mắt mà thời gian đeo kính áp tròng khác nhau và tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác mình nên sử dụng kính áp tròng trong bao lâu một ngày. 

4. Những bạn bị mắc bệnh tiểu đường thì không nên đeo kính áp tròng vì nó sẽ làm tăng nguy cơ cao gây viêm nhiễm cho mắt. Nếu vì lý do nào đó và bạn bắt buộc phải dùng thì nên gặp bác sỹ nhãn khoa để được tư vấn.

5. Khi không sử dụng kính áp tròng nữa cần bảo quản kính áp tròng trong khay đựng có chứa nước ngâm kính vì không khí ô nhiễm có thể làm tổn hại đến kính áp tròng của bạn

6. Giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc với kính áp tròng bằng cách luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào kính.

7. Khử trùng kính áp tròng sau mỗi lần sử dụng bằng sản phẩm chuyên dụng để ngăn không cho mắt bị viêm (các cửa hàng bán kính áp tròng thường có bán các sản phẩm này - phải là nước rửa mắt kính áp tròng chuyên dụng chứ không đơn thuần là nước rửa bình thường hay lau khô vì dễ làm tổn hại đến kính áp tròng. Khi kính áp tròng bị hư hỏng sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề về mắt)

8. Bạn có thể thay khay đựng kính áp tròng nếu chúng bị bẩn để tránh gây hại cho kính áp tròng.

9. Sau khi đeo kính áp tròng một thời gian bạn thấy nhìn mờ hơn trước thì cần phải đến bác sĩ ngay lập tức để khám và đo lại mắt. Đừng cố đeo và hi vọng nó sẽ tự động điều chỉnh thích hợp lại.

10. Kính áp tròng có thể cần được thay đổi theo chu kỳ phụ thuộc vào mắt của mỗi người.

11. Đối với trẻ em, nếu phải đeo kính áp tròng cha mẹ cần hướng dẫn con cách sử dụng và bảo quản kính áp tròng. Điều quan trọng là phải cân bằng giữa mắt và kính áp tròng đồng thời giúp trẻ có chế độ ăn - học - chơi thích hợp để bảo vệ đôi mắt.

TIN TỨC KHÁC