KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG NƯỚC NGÂM BẢO QUẢN LENS

 

 Mặc dù khó khăn nhưng việc chăm sóc kính áp tròng là điều vô cùng cần thiết vì vệ sinh, bảo quản kính áp tròng không đúng cách có thể dẫn đến một loạt các bệnh nhiễm trùng mắt, nghiêm trọng có thể gây mù.

 

 

Trên thực tế, việc chăm sóc kính áp tròng giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với sự ra đời của loại lens 01 ngày hay loại nước ngâm tổng hợp (multipurpose solution) giúp rút ngắn chi phí, thời gian và giảm bớt rắc rối hơn rất nhiều so với nhiều năm trước đây. Nước ngâm được dùng để rửa lens, khử trùng, tạo độ ẩm giúp lens luôn mềm mại. Cần phân biệt nước ngâm với NƯỚC MUỐI SINH LÝ (saline solution) chỉ dùng để rửa lens nhưng không có tác dụng tạo độ ẩm hay bảo quản lens.

 

 

Chỉ sử dụng nước muối sinh lý cho việc rửa lens (rinsing off). Nhiều người nhầm lẫn nước muối sinh lý giống với nước ngâm tổng hợp có chức năng vệ sinh, khử trùng và bảo quản lens. Hai loại này hoàn toàn khác nhau. Nước muối sinh lý chỉ để rửa lens và hoàn toàn không có các chức năng khác. Nước ngâm ngoài việc vệ sinh còn khử trùng, làm mềm, tạo độ ẩm, ổn định lens. Bạn không bao giờ để lens vào miệng để là ẩm lens vì nước miếng cũng không phải là nước để khử trùng nhé!

 

 

 

 

KHÔNG ĐỔ THÊM NƯỚC NGÂM VÀO KHAY. Có một vài cá nhân khi thấy nước ngâm trong khay còn ít, thay vì đổ đi họ lại chế thêm nước ngâm vào; điều này đồng nghĩa với việc ta đang sử dụng một lượng nước ngâm không đủ chức năng và hiệu quả. Vì vậy, việc đổ nước ngâm cũ còn sót lại, không chế thêm vào trong khay là rất quan trọng. Tuyệt đối không tái sử dụng nước ngâm.

 

Không để lens tiếp xúc với các loại nước như nước máy, nước đóng chai, nước hồ, nước mưa, nước biển…Tuyệt đối không sử dụng các loại nước không- vô trùng như nước cất, nước máy hoặc các loại nước muối sinh lý tự chế tại nhà.

 

 

Cuối cùng, chúng tôi khuyên bạn nên vệ sinh khay đựng lens bằng nước ngâm hoặc trần khay bằng nước sôi và lau khô trước khi sử dụng. Nên thay khay mới sau mỗi 3 tháng hoặc sau mỗi lần dùng hết 01 chai nước ngâm.

 

Bạn cũng nên lưu ý lựa chọn sản  phẩm vì có một số sản phẩm nước ngâm không tương thích với một số loại kính áp tròng nhất định; có thể làm hỏng kính áp tròng hoặc gây tổn hại cho đôi mắt của bạn

 

 

Những kiến thức căn bản về bảo quản kính áp tròng: rửa, xả sạch và khử trùng.

 

 

1.       1)Rửa sạch tay để tránh không đưa bụi và vi trùng vào mắt. Nên tránh sử dụng xà phòng có tính năng dưỡng ẩm vì chúng không tốt cho lens. Lau khô tay bằng khăn (không dùng khăn bông)

 

 

2.       2)Tháo từng chiếc lens và rửa bằng nước ngâm. Quá trình rửa lens giúp loại bỏ các chất bẩn, chất protein, chất béo tiết ra từ mắt, mỹ phẩm và các bụi bẩn gây ảnh hưởng đến sự thoải mái của lens. FDA khuyên bạn nên nhỏ nước ngâm và chà nhẹ lens trong lòng bàn tay kể cả khi bạn sử dụng loại nước ngâm không có chất tẩy rửa (“no-rub” product)

 

 

3.      3) Tráng lại lens lần nữa để loại bỏ những bụi bẩn còn bám lại, đảm bảo rửa sạch để bạn có cảm giác thoải mái cho lần đeo tiếp theo. Tráng lại lens là một bước thao tác rất quan trọng!

 

 

4.     4)  Đặt lens vào trong khay sạch và đổ nước ngâm vào để ngâm, đừng chế thêm nước ngâm vào khay có sẵn nước ngâm cũ. Ngâm lens giúp khử các vi sinh vật, thời gian khử trùng khác nhau tùy mỗi loại sản phẩm.

 

 

5.      5) Thực hiện bước 2 đến bước 4 cho chiếc lens còn lại

 

 

 

 

Sử dụng nước nhỏ mắt để bôi trơn mắt và làm ẩm lens. Phải đảm bảo sử dụng loại nhỏ mắt được dung cho lens, vì các loại thuốc nhỏ mắt thông thường không có chức năng sử dụng cho lens sẽ khiến lens bị biến dạng hoặc nhạt màu.

TIN TỨC KHÁC